Bạn đang ở đây

Hậu chia tay

Chia tay là một trải nghiệm đầy khó khăn. Cũng như việc mất đi người mình yêu quý, với biến cố này bạn sẽ phải trải qua nhiều cung bậc của nỗi buồn. Sau đây là những giai đoạn hậu chia tay và cách vượt qua nó mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn.

Thực ra đây cũng không hẳn là điều khó vượt qua nếu bạn hiểu một điều: Những gì đang diễn ra là hoàn toàn bình thường. Cảm giác chán ghét hay muốn níu kéo người kia đều là những chuyện hết sức tự nhiên. Điều bất thường chính là bạn không sao thoát ra khỏi tâm trạng rối bời, cô đơn hay buồn bã. Vì vậy, việc tìm hiểu các giai đoạn bạn phải trải qua sau khi mối quan hệ tan vỡ không phải là để xem bạn sẽ như vậy trong bao lâu mà để nhìn nhận sự việc một cách tích cực hơn. Hãy biết trân trọng và tự nhắc nhở bản thân rằng cho dù mọi việc có tồi tệ đến đâu thì bạn cũng sẽ vượt qua được.

Chia tay

Ảnh minh họa

Cảm giác bị sốc: “Điều tồi tệ gì đã xảy ra vậy?”

Đây là phản ứng hoàn toàn tự nhiên của cơ thể trước nỗi đau. Một khi mối quan hệ của bạn đã đổ vỡ thì bạn cũng chẳng quan tâm xem mình phải làm gì tiếp theo. Tâm trạng của bạn lúc đó sẽ là hoảng sợ, cô đơn và bối rối. Sự hoài nghi có thể sẽ kéo dài vài tháng thậm chí lâu hơn nếu đó là một cuộc chia tay đột ngột. Vì thế đừng ngạc nhiên nếu bạn muốn trốn tránh thực tế, thấy khó thở hay mất ngủ.

Điều nên và không nên làm:

Tự làm mình tĩnh tâm bằng cách ngồi thiền hay đi dạo.

Đừng băn khoăn về những gì đã qua. Rồi bạn cũng sẽ chấp nhận được tất cả mọi chuyện.

2. Phủ nhận: “Điều đó không xảy ra”

Đây là sự chối bỏ thực tế cũng như cảm xúc của bản thân. Bạn không chấp nhận thực tế và cho rằng làm như vậy thì điều đó sẽ không xảy ra. Bạn cũng hy vọng vào sự tái hợp bằng cách gọi điện, gởi email hay liên lạc bằng Facebook.

Điều nên và không nên làm:

Hãy tham khảo từ những nguồn như sách báo hay một người bạn tin cậy để loại bỏ những nỗi sợ hay những suy nghĩ vô lý.

Đừng nghĩ quẩn vì trốn tránh thực tế chỉ khiến cảm xúc của bạn tê liệt và bế tắc thêm mà thôi.

3. Tự cô lập: “Tôi chỉ muốn ở một mình”

Một khi đã nhìn nhận sự chia tay, cái mà bạn thường làm đó là đắm chìm trong tàn dư của nó. Bạn sẽ suy nghĩ mãi về những gì đã qua, giữa hai người bắt đầu có vấn đề khi nào và lẽ ra mọi chuyện đã không như vậy. Suy nghĩ của bạn có thể sẽ rất rời rạc và lộn xộn. Giai đoạn này chiếm trọn tâm tư của bạn khiến những việc như cập nhật Facebook hay kiểm tra hộp thư thoại cũng khiến bạn làm biếng. Tất cả những gì bạn muốn chỉ là ngồi một mình trong bóng tối và trốn tránh một thực tế: Tất cả đã qua.

Điều nên và không nên làm:

Thôi đau khổ và tìm ra động lực để tiếp tục các công việc thường nhật hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác.

Đừng tự ti với những suy nghĩ như “Sẽ chẳng có ai yêu tôi nữa đâu”.

4. Tức giận: “Tôi ghét anh vì đã làm tôi tổn thương”

Trong giai đoạn này trái tim bạn sẽ chuyển từ nỗi buồn sang cảm giác tức điên. Bạn sẽ không thèm để ý đến việc chia tay xuất phát từ sai lầm của ai. Bạn sẽ cảm thấy cực kỳ căm ghét người ấy, nói xấu anh ta hay có thể làm những việc tệ hơn. Cũng có một số người cảm thấy nuối tiếc hay đổ lỗi cho bản thân.

Điều nên và không nên làm:

Giải tỏa sự tức giận của bạn bằng cách viết ra giấy hay trò chuyện với bạn bè về những cảm giác của mình.

Đừng làm điều gì tồi tệ chỉ để trả đũa cho hả giận.

sau chia tay

Ảnh minh họa

5. Phân vân: “Làm gì để anh ấy quay lại?”

Có người sẽ cầu mong anh ấy sẽ tha thứ và quay lại nếu đã lỡ làm sai chuyện gì dẫn đến chia tay. Và khi tuyệt vọng, họ sẽ tìm đến những biện pháp cực đoan để sửa chữa sai lầm. Nhưng sự thật là điều đó chỉ làm nỗi đau thêm trầm trọng hơn mà thôi

Điều nên và không nên làm:

Viết ra danh sách những gì làm bạn hạnh phúc và những dự định tương lai của bạn.

Hãy quên đi việc mong muốn người ấy quay lại.

6. Cảm giác suy sụp: “Mình sẽ không bao giờ quên được anh ấy”

Cảm giác mất mát sẽ chiếm trọn tâm tư của bạn trong giai đoạn này. Nỗi buốn sâu sắc có thể khiến bạn rơi vào tình trạng trầm cảm nhẹ. Việc lấy lại thăng bằng có thể rất khó khăn. Bạn có thể cảm thấy đau đớn và bất lực cả về thể chất lẫn tinh thần.

Điều nên và không nên làm:

Hãy bước ra ngoài và tiếp xúc với những người tích cực và tham gia các hoạt động ngoài trời.

Đừng biến mình thành nạn nhân của những thói quen tiêu cực như ăn uống vô độ hay nghiện rượu.

7. Chấp nhận sự thật: “Tôi đã hiểu lý do tại sao lại yêu anh ấy và cả nguyên nhân tan vỡ. Mọi việc rồi sẽ ổn thôi”

Giai đoạn này khiến những khó khăn bạn đã trải qua trước đó đều xứng đáng. Bước cuối cùng trong quá trình sau khi chia tay mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhõm. Bạn đã nhận ra ý nghĩa của quá khứ và cả tương lai cũng như tìm lại được chính mình và sẵn sàng đi tiếp.

Điều nên và không nên làm:

Ăn mừng điều tốt đẹp này.

Đừng ngạc nhiên tại sao có đôi lúc mình vẫn buồn. Điều đó hoàn toàn tự nhiên. Cái bạn cần làm là tiếp tục con đường phía trước.

Theo Stylist

 

people like INLOOK.VN fanpage