Bạn đang ở đây

Nếu cha (mẹ) tái hôn?

Khi mất đi nửa cuộc đời, nhiều người già trở nên hụt hẫng, buồn bã. Quyết định đi thêm bước nữa của họ đôi khi vấp phải phản ứng quyết liệt của con cháu. Làm sao để hai thế hệ cùng đồng cảm với nhau?

Khi bóng chiều không còn côi cút

“Dạo này bố tăng thêm mấy kí nữa, năng nổ hoạt động chứ không lủi thủi suốt ngày ở nhà như trước đây. Ngày nào bố với dì cũng đi thể dục mấy vòng hồ. Rồi về nhà lại cùng dì dọn dẹp.

Tình già

Ảnh minh họa

Ngọc Mai (Thanh Trì, Hà Nội) nghe em gái báo tin về tình hình của bố khiến cô vui cả ngày. Nhớ đến hình ảnh buổi sáng, bố chậm rãi ngồi pha ấm chè, dì loay hoay dọn bữa ăn tươi mới, mà Mai yên lòng hẳn.

Cô chợt thấy ân hận vì trước đây đã từng phản đối kịch liệt việc bố đi bước nữa với dì...

Ích lợi lớn lao

“Con chăm cha không bằng bà chăm ông”, vậy nên việc đi bước nữa của cha mẹ không chỉ có ý nghĩa nương tựa vào người bạn đời lúc tuổi già mà còn là cách giải quyết gánh nặng cho con cháu. 

Họ cần có người bầu bạn lúc sớm hôm, đồng điệu để sẻ chia, giãy bày. Con cháu không “trám” được tinh thần đó mà phải là người bạn đời cùng thế hệ với họ.

Việc khuyến khích người luống tuổi đi bước nữa được nhiều nước tiến bộ trên thế giới ủng hộ. Ở đất nước mặt trời mọc, con cháu khuyến khích cha mẹ họ đi bước nữa. Thậm chí, họ còn đi đăng ký tìm kiếm bạn đời cho cha mẹ mình ở các trung tâm môi giới hôn nhân dành cho người già. Xu hướng kết đôi có thể là một trong những lý do khiến người già ở Nhật Bản có tuổi thọ cao hơn nhiều nước trong khu vực. Còn ở Trung Quốc, người già cũng đã chuyển từ quan niệm truyền thống xuất giá tòng phu sang quan niệm tự nguyện tái giá.

Hạn chế nho nhỏ

Sở dĩ, việc cha mẹ đi bước nữa khiến nhiều người con phản đối vì lo ngại tình cảm bền chặt bị tan đàn xẻ nghé. Những rắc rối do mối quan hệ “con bà”, “con ông” cũng như vấn đề về tiền nong sau khi kết hôn cũng khiến bản thân người trong cuộc và con cháu e ngại.

Ngoài ra, người già thường rất khó tính, khó chiều nên để tránh những đổ vỡ không đáng có ở những cặp tình già, đòi hỏi người bạn đời phải thật sự có được sự hoà hợp cả về tuổi tác, hoàn cảnh, địa vị và tính cách. Nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng “người ấy” xem có hợp với tính cách, hoàn cảnh của gia đình bạn không.

Tuy nhiên, dù có trở ngại nào đi chăng nữa, một khi cha hay mẹ có ý định đi bước nữa, con cái cũng nên ủng hộ và giúp đỡ. Tuổi xế chiều của đấng sinh thành nhờ đó sẽ ý nghĩa hơn.

“Mách” bạn chuẩn bị tâm lý khi cha ( mẹ) đi bước nữa

- Cố gắng tiếp xúc và trò chuyện nhiều hơn với “người ấy” của bố hay mẹ bạn. 

- Lắng nghe suy nghĩ và ý kiến của bố/mẹ về quyết định đi bước nữa

- Ủng hộ việc bố/mẹ đi bước nữa là cách giúp phần đời còn lại của đấng sinh thành được viên mãn hơn.

- Thiết lập thói quen và suy nghĩ mới để việc có thêm thành viên trong gia đình không còn xa lạ hay gây sốc cho bạn.

 

people like INLOOK.VN fanpage